Thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể, ai được miễn thuế, thuế khoán hộ kinh doanh cá thể nộp như thế nào… là những điều bạn cần biết sau khi thành lập hộ kinh doanh (HKD) cá thể.
HKD cá thể phải đóng những loại thuế nào?
Theo quy định của pháp luật, HKD cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm.
Ngoài các loại thuế nêu trên, HKD còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của HKD đó, bao gồm 3 mức như sau:
Lưu ý: Nếu HKD mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Ví dụ: HKD chị M thành lập tháng 07/2019 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, chị M phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Kinh doanh thực tế bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm. Ví dụ: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2020. Nhưng đến tháng 9 năm 2020 bà C nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2020.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân/hộ gia đình thì mức tính thuế GTGT và TNCN sẽ tính cho một người đại diện duy nhất. Nếu nhóm/hộ này có mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Ví dụ: Hộ gia đình A được thành lập bởi nhóm 3 cá nhân. Năm 2019 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.